Vụ bạo loạn diễn ra trên sân Kanjuruhan hồi đầu tháng này đã khiến hơn 100 cổ động viên bóng đá Indonesia thiệt mạng. Những tranh cãi xoay quanh nguyên nhân dẫn đến thảm kịch Kanjuruhan vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, hơi cay và khí gas từ phía cảnh sát được coi là một trong những nguyên nhân chính. Shbet Team sẽ làm sáng tỏ vụ việc qua bài viết sau.
Hơi cay – Nguyên nhân dẫn đến thảm kịch Kanjuruhan?
Trong vụ bạo loạn diễn ra vào ngày 1/10 trên sân vận động Kanjuruhan, Indonesia đã có 125 cổ động viên và 2 cảnh sát thiệt mạng. Ngoài ra, rất nhiều người hâm mộ khác cũng bị thương và được đưa đến các bệnh viện gần đó để điều trị sau vụ xô xát.

Theo lời kể của Reihan Zailani – người có mặt trên sân lúc đó, tình cảnh trở nên hỗn loạn khi cảnh sát liên tục bắn hơi cay và khí gas vào đám đông. Rất nhiều người đã cố gắng thoát ra ngoài nhưng lối ra bị khóa và họ đã giẫm đạp lên nhau tại đó. Ngay cả khi cổ động viên đã ra khỏi SVĐ, cảnh sát vẫn không ngừng lại.
Zailani không phải người duy nhất cho rằng hơi cay và khí gas từ cảnh sát là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch Kanjuruhan. Đã có ba nhân chứng nói rằng phía cảnh sát không chỉ bắn hơi cay vào các phần tử quá khích, mà ngay cả những cổ động viên trên khán đài cũng bị tấn công.
Những bài học đau thương từ quá khứ
Theo quy định của FIFA, khí gas và hơi cay không được mang và sử dụng bên trong các SVĐ bởi đội ngũ an ninh và quản lý. Trước thảm kịch Kanjuruhan, nhiều vụ việc tương tự khác đã từng diễn ra khi cảnh sát sử dụng hơi cay để trấn áp bạo loạn trong các trận đấu.
Vào ngày 9/5/2001 SVĐ Accra Sport tại Ghana đã chứng kiến một thảm kịch kinh hoàng nhất trong lịch sử bóng đá nước này. Đó là trận đấu giữa hai CLB Acca Heart of Oak và Asante Kotoko. Sau khi đội chủ nhà ghi bàn và giành chiến thắng trước đối thủ, một số cổ động viên quá khích của đội khách bắt đầu ném ghế và chai nước xuống sân.

Cảnh sát sau đó đã bắn hơi cay về phía đám đông và khiến họ hoảng loạn. Khi đó, cổng SVĐ đã bị khóa, khiến người hâm mộ bắt đầu giẫm đạp lên nhau. Sự việc này đã khiến 126 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Trong đó có Abdul Mohammed đã bất tỉnh vì hơi cay và bị coi là đã tử vong. Anh này thậm chí đã được chuyển đến nhà xác để đem đi chôn cất. Tuy nhiên, Abdul bất ngờ tỉnh lại sau khi bị người khác giẫm lên chân.
Trước đó vào ngày 24/5/1964 trên sân Estadio Nacional (Peru), hơn 300 cổ động viên đã thiệt mạng trong trận đấu giữa Argentina và Peru ở vòng loại Olympic năm đó. Cổ động viên của đội chủ nhà phẫn nộ trước quyết định của trọng tài và bắt đầu tràn xuống sân. Cảnh sát không còn cách nào khác ngoài việc sử dụng hơi cay để trấn áp đám đông. Bạo loạn đã diễn ra và là một trong những thảm kịch đau lòng nhất từng được ghi nhận.
Cảnh sát Indonesia cần chịu trách nhiệm sau thảm kịch Kanjuruhan?
Sau thảm kịch Kanjuruhan khiến 125 người chết xảy ra hồi đầu tháng, cảnh sát trưởng Đông Java, Nico Afinta cho biết đám đông hoàn toàn mất kiểm soát và bắt đầu tấn công lực lượng cảnh sát, đốt xe,… Điều này khiến họ buộc phải sử dụng đến hơi cay để ngăn chặn những phần tử quá khích. Tuy nhiên, lời thanh minh này không thể xoa dịu dư luận đang thật sự phẫn nộ.
Theo anh Surayoto, một nạn nhân thoát chết sau vụ việc, anh chưa bao giờ cảm thấy kinh hãi đến vậy. Lúc đó, anh đang đứng trên khán đài nhưng vẫn bị khí gas tấn công và gần như ngạt thở. Rất nhiều người khác cũng tố cáo cảnh sát sử dụng hơi cay với cả những người hâm mộ không tràn xuống sân.

Theo chuyên gia pháp lý Daniel Alexander Siagian, ông khẳng định phía cảnh sát Indonesia đã không tuân theo quy trình được khuyến cáo trước đó. Họ nên biết rằng trận derby Đông Java luôn rất căng thẳng và chính quyền cần phải có biện pháp phòng ngừa tình huống từ trước đó. Đồng thời, chuyên gia này cũng nhấn mạnh việc FIFA đã ra khuyến cáo về việc sử dụng hơi cay nhưng cảnh sát vẫn làm.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia, Zainudin Amali đã đến nơi xảy ra vụ việc để đánh giá tình hình theo yêu cầu của Tổng thống Joko Widodo. Ngoài ra, chính phủ nước này cũng đưa ra quyết định lập một ủy ban độc lập để điều tra về thảm kịch Kanjuruhan.
HLV trưởng Arema, ông Javier Roca cũng cho rằng phía cảnh sát đã đi quá giới hạn khi ngăn cản đám đông bằng hơi cay. Theo truyền thông Indonesia, để ngăn chặn những tình huống xô xát có thể xảy ra, nhà chức trách chỉ cho phép cổ động viên của Arema được vào sân. Dẫu vậy, đến cuối cùng bạo loạn vẫn xảy ra và khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Thảm kịch Kanjuruhan hồi đầu tháng tại Indonesia là bài học đắt giá cho bất kỳ nền bóng đá nào trên thế giới. Với những hệ lụy nghiêm trọng từng được ghi nhận, khí gas và hơi cay không nên được sử dụng trong mọi trường hợp.
Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của trang shbet.team để cập nhật tin tức mới nhất về sự kiện thể thao.
>>> Xem thêm: Cập Nhật Lịch Thi Đấu AFF Cup 2022 Của Đội Tuyển Việt Nam.